Tinh thần Cha Vincent Lebbe

TRỌN HY SINH

Ba chữ “Trọn hy sinh” mặc dù không tìm thấy trong Kinh thánh nhưng mang ý nghĩa “từ bỏ tất cả” mà Kinh thánh nhắc tới. Cha Leble dựa vào ý tưởng “cởi bỏ con người cũ”, “chết cho con người cũ” của thánh Phaolô để nói về “trọn hy sinh”. Ngài khâm phục thái độ của thánh Phaolô: “với người Do Thái, tôi đã trở nên Do Thái, để chinh phục người Do Thái” (1Cr 9,20), “với những ai sống theo Lề Luật, tôi đã trở nên người sống theo Lề Luật, dù không còn phải sống theo Lề Luật nữa để cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng”(1Cr 9,23). Thánh Phaolô cũng nói: “anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu: Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 5-8). Cha Leble nói: “nếu tôi giữ lại nơi mình những nét đặc sắc của người châu Âu với những ưu việt, tôi chỉ là cái xác không hồn. Nếu không trở nên một người trong số họ, tôi sẽ không gặp gỡ được ai cả”. Ngài mang lấy tinh thần của thánh tông đồ Phaolô.

Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”(Mc 8,34-35). Tiếp xúc qua với Cha Leble, ai cũng nhận ra rằng ngài hoàn toàn thi hành triệt để giáo huấn của Chúa Kitô và bước theo Người trên đường thập giá.

“Trọn hy sinh” theo nghĩa tích cực là tinh thần “khổ luyện”, quyết không từ bỏ, làm việc gì cũng làm hết sức mình, kiên trì đến cùng. Cha Leble nói: “đời người không có những khó khăn thì còn gì nữa chứ! vượt qua được rồi thì tốt biết bao”. Ngài cũng nói: “Gia Cát Lượng tận tụy cả đời, chết thì mới thôi. Còn tôi, chết vẫn không thôi, sau khi chết tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện cho Trung Quốc được phục hưng”.

“Trọn hy sinh” có nghĩa tương đương với “chí thiện” trong “Tân dân” ( làm mới cho dân) của Đại học (một trong bộ Tứ thư của Trung Quốc). “Tân” của “tân dân” được Chu Hy giải thích là “cách cựu” (thay đổi cái cũ), hay nói cách khác là “khứ cựu tự tân”, là điều căn bản không thể gián đoạn của tu thân. Vì thế, Bàn Minh nói trong Đại Học: “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”(sống một ngày mới, ngày ngày mới, mọi ngày đều sẽ mới).

Để “trọn hy sinh” cần phải có dũng khí lớn, “dũng” là thể hiện của ý chí, khi gặp điều hổ thẹn, người có dũng khí không sợ đối mặt với điều hổ thẹn, khó khăn, không để cho tình cảm lấn át ý chí, dù Thái Sơn có sụp đổ trước mặt thì vẫn không lung lay, đó là cái mà Mạnh Tử gọi là “bất động tâm” (không động lòng). Nuôi dưỡng chí khí anh hùng đủ để ta đến với đạo nghĩa, ý chí kiên định, kiên cường bất khuất, giàu sang không được tà dâm, nghèo khó không trộm cắp, vì thế, không phải lo sợ gì mới có thể “trọn hy sinh”. “Trọn hy sinh” của Cha Leble quả đúng là ‘dũng’”.

Khổng Tử viết: “Chí tử bất biến, cường tai”(đến chết cũng không thay đổi, mạnh mẽ thay). Người mạnh thì thắng, không bị hoàn cảnh chi phối. Kinh thánh có lời chép: “Nước trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11,12). Cha Leble rất thích bản dịch “Tân kinh toàn tập” của Cha Tiêu: “phấn đấu để vào nước Trời, ai mạnh thì thắng”. Khoảng năm 1925, câu này được thực hiện trong xuất bản của Hiến huyện.

Nửa đầu cuộc đời Cha Leble là thi hành trong vâng phục. Ngài trung thành với giáo huấn của Giáo hội và các bậc Bề trên, mặc dù phải đổi công việc, bị cấm cản không cho liên lạc với Toà thánh, Ngài vẫn chịu đựng, toàn tâm vâng phục và vui vẻ đón nhận. Chính vì thế, sau đó bộ trưởng bộ truyền bá Đức tin mới nói rằng: vì Cha Leble luôn chịu đựng, không oán trách cho thấy Ngài không phải muốn làm nổi mà là vì lợi ích của Giáo Hội, của quốc gia, Toà thánh mới chấp nhận đề nghị của Ngài. Đây chính là “trọn hy sinh” trong tinh thần. Nửa sau cuộc đời truyền giáo ở An Quốc, Ngài thực hiện “trọn hy sinh” về mặt vật chất, nghiêm giữ đời sống khó nghèo theo tinh thần Phúc Âm. Ngài thành lập dòng Gioan Tẩy giả và Têrêxa Hài đồng Giêsu, giản dị, mộc mạc trong trang phục, ăn uống và chỗ ở. Ngài muốn hội dòng sống khắc khổ. Trong thời kỳ kháng chiến, đội cứu thương của Cha Leble càng khổ cực và vất vả hơn, thiếu lương thực và chốn nghỉ ngơi. Đồng hành cùng với binh lính trên khắp các chiến trường, cuối cùng ngài ngả bệnh, nhưng vì thiếu thốn thuốc men, khi về đến bệnh viện Trùng Khánh thì bệnh đã đến kỳ cuối, đành vô phương cứu chữa.

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *