Xuân Phong Thập Niên
ĐỀ TỰ CỦA HỒNG Y VU BÂN
Năm 1977 là năm kỷ nghiệm linh mục Lôi Minh Viễn tròn 100 tuổi, bạn hữu sinh thời của linh mục Lôi thảo luận với nhau làm gì đó để kỷ niệm thời khắc này. Linh mục Lập San nói với chúng tôi, ngài ấy dự định đem “Xuân Phong Thập Niên” đăng tải trên Nguyệt San Thánh Hóa in thành sách, làm thành một tiết mục trong rất nhiều hoạt động kỷ niệm, mọi người nghe xong đều vỗ tay tán thành. Ngài ấy liền đem bản thảo giao cho tôi, xin tôi viết lời tựa. Với tình nghĩa và sự liên hệ nhiều năm của tôi với linh mục Lôi và các đệ tử của ngài ấy, tôi làm sao có thể chối từ đây?
Quá khứ, tôi ngẫu nhiên trên Nguyệt San Thánh Hóa cũng đã nhìn thấy qua vài câu chuyện của Xuân Phong Thập Niên, liền cảm thấy những mẩu chuyện nhỏ này thật sự cảm động lòng người, hiện tại liên tục đọc liền nhiều câu chuyện, cảm nhận sâu sắc hơn, tựa như linh mục Lôi một lần nữa tái xuất nhân gian, hiển hiện sinh động trước mắt tôi.
Do mối quan hệ thân thiết của tôi và tác giả của tác phẩm, tôi không tiện đánh giá hay bình phẩm tác phẩm này, nhưng tôi không thể không nói mấy lời từ tận đáy lòng.
Đầu tiên, tôi phải thừa nhận, quyển sách này không phải tác phẩm văn học, cũng không phải tác phẩm lịch sử. Đúng như tên gọi, nó là ghi chép cảm nhận của tác giả đối với những ngôn hành của Ân Sư; thứ được viết ra là tự sự, chứ không phải là bình luận, đọc lên sẽ khiến cho độc giả có cảm giác chân thực. Vì tác giả và nhân vật chính trong sách là thầy trò, nên lại càng dạt dào cảm giác thân thiết. Khi tác giả xin tôi viết đề tựa cho tập sách, muốn tôi cải đề thành “Tinh Thần Minh Viễn”, tôi kiên quyết muốn giữ nguyên tên, chính là vì để giữ lại “Hồn cốt chân thực” vốn có của tập sách này.
Tiếp theo, đối với văn phong của tác phẩm, giống như chính con người tác giả, chất phác tự nhiên, mặc dù có người nói nó quá ư “Khẩu ngữ hóa”, nhưng đọc (nghe) lên lại chẳng hề cảm thấy “Thô một cách khó chịu”, nhưng là cảm thấy nhẹ nhàng trôi chảy, khiến cho người ta cảm thấy “Thống khoái”.
Một điểm khác có sức hấp dẫn của quyển sách này là nó luôn luôn lấy phương pháp “Đến điểm là dừng”, tường thuật một câu chuyện cảm động lòng người, nhưng không hề “Quàng nước trét bùn”, khiến cho độc giả sau khi đọc, không bị ngán nhưng luôn cảm thấy cái “Dư vị bất tận”.
Thứ đáng chú ý nhất là tác giả dùng điều mắt thấy tai nghe và con tim thấu cảm đích thân thể nghiệm, để phản ánh cái tinh thần của linh mục Lôi, như người ta vẫn nói: “Hành đồng thì có sức mạnh hơn lời nói”. Vậy nên, cuốn sách này sở dĩ có nhiều chỗ động lòng người, nguyên nhân của nó cũng chính tại điểm này, là đề tựa.
Đức Hồng y Vu Bân
Ngày 23 tháng 4 năm 66 Dân Quốc